Tiến độ về trà chắc hẳn phải nghe đến cụm từ Thập Đại Danh Trà của Trung Quốc và 5 loại trà quý của Việt Nam.
Trong bài viết này tôi xin phép được giới thiệu lại về những danh trà này.
I 6 LOẠI TRÀ QUÝ CỦA CỦA VIỆT NAM.
1 Trà shan tuyết tây côn lĩnh
Trà Shan tuyết Hà Giang Tây Côn Lĩnh được khai thác từ vùng chè cổ nổi tiếng nhất trên đỉnh Tây Côn Lĩnh. Nằm ở độ cao từ 2.000 – 2.247m so với mực nước biển, với đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu là núi đá vôi, đá tai mèo, những cây chè Shan tuyết Tây Côn Lĩnh bám chặt vào núi đá, quanh năm làm bạn với mây mù, khí hậu khắc nghiệt, thi thoảng có tuyết rơi đã làm cho những búp chè cổ nơi đây có một lớp lông tuyết trắng rất đặc biệt.
Chè Shan tuyết Tây Côn Lĩnh mọc thẳng, vươn cao, lá to, búp và lá có nhiều lông trắng như tuyết. Cây chè ở đây mọc hoang dại hơn các vùng chè Shan tuyết khác. Cây chè sinh trưởng khỏe, chịu ẩm, chịu lạnh rất tốt. Cho đến tận bây giờ, các vùng chè Shan tuyết lâu đời của Hà Giang được coi là vùng chè “cực sạch” vì sinh trưởng và phát triển hoàn toàn tự nhiên. Đồng bào dân tộc Mông, Dao nơi đây trong quá trình chăm sóc và thu hái chè Shan tuyết không bao giờ sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật mà chủ yếu là khai thác tự nhiên. Vào mùa Đông, chè bị đốn và phát cỏ, vun gốc. Sang Xuân, vào thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4, người dân nơi đây bắt đầu thu hái chè vụ đầu của năm.
2 Bạch trà tiên
Bạch trà là một giống trà chỉ có duy nhất tại Chiêu Lầu Thi, Hồ Thầu, Hoàng Su Phì, Hà Giang với độ cao 2.402m so với mực nước biển. Tại Việt Nam chưa có nơi nào có. Được hái từ những cây chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi và có vị và hương khác hoàn toàn trà truyền thống.
Trải qua nhiều công đoạn từ lựa chọn búp chè kỹ lưỡng, hái, phơi, sấy khá phức tạp để giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể nên loại trà này không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng cho cơ thể. Đặc điểm của bạch trà là có lớp lông tơ bên ngoài màu trắng phủ kín búp trà. Đây là loại trà có chất lượng cao nhất chỉ gồm chồi chứ không có bất kỳ những vụn lá nên trông trà sau khi chế biến rất bắt mắt, búp nào ra búp đó.
Không giống như trà đen hay trà xanh, bạch trà có hàm lượng caffeine ít hơn, có hương thoang thoảng như thảo mộc, nước trắng, uống vào không gây mất ngủ mà còn giúp ngủ ngon hơn. Nên đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai không thích chất kích thích này.
Bạch trà nổi tiếng có rất nhiều công dụng. Từ việc chống lại ung thư, phòng chống tim mạch và đột quỵ. Bạch trà còn hạn chế các triệu chứng bệnh tật và thúc đẩy quá trình phục hồi của bệnh nhân
3 TRÀ ĐUÔI RỒNG.
Trà mầm cổ thụ hoang dã đã nảy mầm vào đầu mùa xuân, vì vậy nó được đặt tên là Nụ Xuân Xanh. Sau khi mầm trà cổ thụ được đâm chồi, hương thơm lan nhanh, và trà được uống trong vườn, vì vậy nó còn được gọi là nụ hoặc mầm cây. Khi trà pha xong, mở nắp ấm và nhìn vào trà, sự biến hình của chiếc lá trà rất mới mẻ, giống như một cô gái vừa ra khỏi bồn tắm, nên một số người gọi đó là nữ thần mặt trăng (nguyệt thần). Trà Chồi cổ thụ có giá trị cao so với các loại trà khác, không phải là một lá non xoăn, mà là một nụ trắng, lá non được giấu trong chồi. Khi lá không phát triển, hậu trà ngọt hơn ít chát, và sau khi nước được pha lâu, uống vào đầu lưỡi có vị chua, hơi giống hương vị của trà chanh. Búp trà mầm cổ thụ tươi ngon nhất vào mùa hè, vì vậy nó rất phổ biến trong số những dòng bạch trà.
4 CHÈ SUỐI GIÀNG
Xã Suối Giàng nằm ở độ cao 1.400m so với mặt nước biển, khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình cả năm hơn 200c, mát như Sa Pa, Tam Đảo.Nơi đây cây chè shan tuyết hợp với khí hậu, đất đai và nguồn nước ở đây nên xanh tốt, đồng bào Mông không bao giờ phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu.
Ở tỉnh Yên Bái, nhiều xã vùng cao đều có chè cổ thụ như: Sùng Đô, Suối Quyền, Nậm Lành, Nậm Mười… (huyện Văn Chấn), Phình Hồ, Xà Hồ… (huyện Trạm Tấu). Nhưng chỉ ở Suối Giàng của huyện Văn Chấn là shan tuyết cổ thụ ngon hơn cả. Cây chè shan tuyết hợp với khí hậu, đất đai và nguồn nước ở đây nên xanh tốt, đồng bào Mông không bao giờ phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu. Bởi vậy chè cổ thụ rất được thị trường ưa chuộng, vì ngoài chất lượng tuyệt hảo thì chè Shan còn là chè sạch tuyệt đối.Rừng trà cổ thụ ở Suối Giàng có hàng vạn cây, theo các nhà nghiên cứu, có cây có tuổi thọ trên 300 năm, cao gần chục mét, tán xoè rộng hàng chục mét vuông.
5 Trà TÀ XÙA
Trên vùng núi cao mây phủ-sương mờ, nơi phân chia trời-đất, có những cây trà chứng kiến bao kiếp người tộc Mông, nơi ấy có tên gọi Tà Xùa.
Khác với chè Thái Nguyên, Mộc Châu, Trà Cổ thụ Tà Xùa rất đặc biệt, có búp trắng cánh vàng tạo một hương vị đặc trưng riêng không nơi nào có được, khi pha nước trà có màu vàng sánh như mật ong. Nhấp ngụm trà cổ thụ, cảm giác đầu tiên là vị đắng chát sau đó dần chuyển sang ngọt. Một ấm trà nhỏ nhưng sau bốn, năm lần thêm nước, hương vị trà vẫn thơm, những búp trà cổ thụ nở bung ra như những cánh hoa.
Những cây trà sống cùng người Mông ở độ cao chừng trên dưới 1.600m. Cả xã Tà Xùa có tám bản, nhưng chỉ năm bản có trà, trong năm bản đó lại chỉ hai bản có cây cổ thụ hoang dã, mà tập trung chủ yếu ở bản Bệ với khoảng 400 đến 500 cây do chừng 20 hộ khai thác. Những bản còn lại, gồm Mống Vàng, Chung Chinh, Tà Xùa A và Tà Xùa C có trà thì Mống Vàng có chưa đầy 50 cây trà cổ, còn lại là những cây trà trồng năm 1968 lấy giống từ Suối Giàng, nên được người dân gọi là “chè 68”, một số ít là vườn được gieo hạt từ cây trà cổ cũng chỉ chừng được vài chục năm tuổi. Cả bản Tà Xùa C trồng trà giâm hom khoảng năm 1990, gọi là “chè bầu”, bản Tà Xùa A có tỷ lệ trà giâm hom và trà 68 ngang nhau, bản Chung Chinh xưa kia có trà cổ thụ nhưng trước năm 1968 người dân theo hướng dẫn của ban canh nông, “chặt xuống cho dễ hái” nên toàn bộ cây cổ thụ đã chết, đến 1968 được trồng lại trong toàn bản Chung Chinh thế nên cả bản chè 68 chiếm phần nhiều.
6 TRÀ ĐINH NGỌC.
Trà Đinh Tân Cương, Thái Nguyên là loại chè quý và đắt nhất bởi giá trị hương vị, cách thu hoạch, cách sao và tới cả cách thưởng thức bởi đây là loại chè thường được dùng như món quà quý để biếu và sử dụng trong những dịp cực kỳ quan trọng.
Là loại chè quý nên ngay cả chúng tôi, những người làm ra trà đinh cũng chỉ dám thưởng thức những dịp thực sự đặc biệt hoặc để làm quà biếu cao cấp.
Khác với chè búp thường, để có được chè đinh đúng chất lượng, sau khi chăm sóc đúng cách, khi thu hoạch chỉ hái những mầm chưa hé (giống như chiếc đinh nên gọi là chè đinh) và phải thu hoạch vào buổi sáng sớm khi trên lá chè còn dính sương để đạt được hương vị thơm ngon nhất.
II THẬP ĐẠI DANH TRÀ TRUNG HOA.
-
Trà Long Tỉnh
Trà Long Tỉnh được đặt tên theo vùng sản xuất chè nổi tiếng, đó là thôn Long Tỉnh, Trung Quốc. Trà Long Tỉnh giúp thanh lọc máu, ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tim mạch. Vị trà xanh tươi mát, có hương thơm dịu mát dễ chịu.
Tương truyền, thời Mãn Thanh Trà Long Tỉnh được vua Khang Hy phong là hoàng trà, một loại trà biểu trưng cho hoàng đế.
-
Trà Bích La Xuân
Khi hái trà, lá trà gặp hơi nóng cơ thể và phát ra mùi hương kỳ lạ nên được mọi người đặt cho cái tên Nhân Hương, nghĩa là mùi thơm lá trà phát ra từ cơ thể con người.
Sau này, Hoàng đế Khang Hy du ngoạn Thái Hồ, thưởng trà Nhân Hương, ngài cảm thấy cái tên này không đẹp nên đổi thành Bích La Xuân.
Bích La Xuân nổi tiếng với hương vị dịu ngọt đặc trưng.
-
Trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm có hơn 30 loại khoáng chất, thúc đẩy việc sản sinh kháng thể và miễn dịch, tăng cường khả năng ngăn ngừa bệnh của cơ thể và có tác dụng trị bệnh mạch vành.
Ngoài ra mùi thơm của trà Thiết Quan Âm rất có ích cho việc dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe, khiến tâm trạng vui tươi sảng khoái.
-
Trà Hoàng Sơn Mao Phong
Quê hương của Mao Phong là vùng Hoàng Sơn, tỉnh An Huy. Đây là danh trà nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, vì sắc, hương, vị, hình đều độc đáo.
Hoàng Sơn Mao Phong sau khi pha, nước trà trong suốt, mùi thơm ngát lâu dài, đậm đà, ngọt ngào. Trà có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch.
-
Quân Sơn Ngân Châm
Ngân Châm trà được phát hiện ở vùng Quân Sơn, tỉnh Hồ Nam. Trung Quốc thời Tây Chu, trà bắt đầu được xem như một vật phẩm tiến vua. Cuối thời Tây Hán, nó trở thành thứ hàng hóa trọng yếu. Chỉ đến thời nhà Đường, trà mới trở nên phổ biến với người dân.
-
Kỳ Môn Hồng trà
Kỳ Môn Hồng trà là loại trà đen nổi tiếng của Kỳ Môn, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1875. Trà được bình chọn là một trong Thập Đại Danh Trà nổi tiếng của Trung Quốc. Đây là một loại trà lên men, vô cùng có lợi cho những người có thể lực và tinh thần yếu, dạ dày hoạt động kém.
-
Nham trà Vũ Di Sơn
Vũ Di Sơn không chỉ nổi tiếng nhờ phong cảnh hùng vĩ mà còn vì sở hữu những loại trà quý. Đặc biệt là trà Đại Hồng Bào thượng hạng có giá lên đến 1.400 USD/gram. Pha một ấm trà Đại Hồng Bào sẽ mất hơn 10.000 USD (hơn 220 triệu đồng). Đây một trong những loại trà đắt nhất thế giới.
-
Trà Qua Phiến
Lục An Qua Phiến là loại trà xanh ở vùng Lục An, tỉnh An Huy. Là một trong Thâp Đại Danh Trà nổi tiếng của Trung Quốc.
-
Trà Mao Tiêm Đô Quân
Trà Mao Tiêm Đô Quân sản xuất ở vùng Đô Quân, Quý Châu, Trung Quốc. Trà được làm từ những búp trà xanh, chế biến bằng phương pháp thủ công do các nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm. Trà khi pha sẽ có nước màu xanh trong, lá trà xanh nở đều dậy lên hương thơm đặc trưng.
-
Tín Dương Mao Tiêm
Là sự kết hợp giữa trà xanh và hoa trà, trà Mao Tiêm được chế biến rất công phu. Trà có hương hoa nhài, màu nước xanh trong và rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bổ máu. Loại trà này không chỉ có hương thơm mạnh, lâu tan mà nó còn ít vị đắng hơn các loại trà khác.
tham khảo các sản phẩm trà của hiên trà việt TẠI ĐÂY
Sưu Tâm: Nguyễn Viết Duy/ hiên trà việt