QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHÈ THÁI NGUYÊN

Chè Thái Nguyên chiếm ¾ thị phần chè tại Việt nam. Ở bất cứ miền quê nào ta cũng thấy sự hiện diện của Chè Thái. Nó đã ăn đã ngấm sâu vào máu thịt, Ngấm sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt nam. Nó là một sản phẩm ẩm thực không thiểu thiếu của mọi người dân Việt Nam.

Hôm nay trong bài viết này tôi xin phép giới thiệu với các bạn về quy trình để sản xuất ra chè Thái nguyên là như thế nào? Nó kì công và công phu, tâm huyết thế nào của nghệ nhân trà.

1.Hái chè

Tùy thuộc vào Loại Trà , mà có cách thu hái trà khác nhau. Ví dụ Trà đinh ngọc – thì chỉ hái 1 tôm của chè…

2. Để chè héo nhẹ

Đây là giai đoạn hái chè về mang ra phơi mỏng, để chè khô sương và thoát hết khí nóng ẩm trong quá trình vận chuyển.

3. Giai đoạn ốp chè – dệt men chè

Là giai đoạn cho chè vào tôn quay trong một khoảng thời gian nhất định và đảm bảo các yêu cầu sau đây thì cho chè ra khỏi tôn quay:

– Lá chè phải mềm dẻo, phần cuống non bẻ gập lại không gãy

– Bề mặt lá chè hơi dính, dùng tay nắm chặt lại rồi buông ra chè không bị rời

– Màu xanh của chè trở thành màu xanh sẫm.

– Mùi hăng mất đi, có mùi thơm nhẹ đặc trưng của chè.

4. Giai đoạn vò chè.

Khi vừa kết thúc quá trình lên men chè (Giai đoạn ốp chè) ta tiến hành vò qua chè bằng tay cho những cánh chè nhỏ nát vụn còn xót lại, ta bỏ hết vụn đó đi, rồi cho chè vào cối vò chè để tiến hành vò chè.

Giai đoạn vò chè sẽ giúp cánh chè cong lại như con tôm hay còn gọi là chè nõn tôm tân cương

Thời gian vò chè dao động khoảng từ 10ph đến 15ph tùy theo loại chè và máy vò chè

Kết thúc quá trình vò chè, lúc này đem chè ra dũ tơi để chuẩn bị cho công đoạn tiếp.

5. Giai đoạn xao khô chè

Đây là giai đoạn cho chè vừa vò vào tôn quay để làm khô chè và cũng là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến hương vị và màu sắc chè khi khô.

Chè khi vò xong mang ra rũ tơi, đợi tôn quay chè nóng đủ nhiệt độ thì cho chè vào tôn, chú ý loại bỏ vụn cám và điều chỉnh nhiệt độ ổn định.

Thời gian sao khô thường mất khoảng 20 phút cho 1 mẻ chè từ 1,2kg – 1,5 kg

6. Giai đoạn lên hương chè

Sao cho khô rồi đổ ra mẹt, nong, nia, nhặt nhạnh phần cuống già, lá già sót lại, sẩy sạch cám.

Rồi lại tiếp tục cho chè vào quay thêm chút thời gian nữa khi thấy hương thơm là được. Đã kết thúc phần lên hương.

7. Giai đoạn cuối cùng là đóng gói chè.

Chè bảo quản thủ công được cho vào túi bóng kính có độ dầy, buộc chặt miệng túi.  Để ở nơi khô dáo, tránh ánh nắng trực tiếp. Không được để tiếp xúc trực tiếp chè với nền đất.

Lưu ý :  là sao chè thủ công phải đảm bảo quá trình sao suốt là sao liên tục. Đó là đủ lượng chè thì phải sao ngay, sao liên tục. Chè hái về sau khi phơi khô sương phải tiến hành sao luôn, chè tươi nếu bảo quản tốt thì cũng chỉ để được thời gian lâu nhất là 10 tiếng, sau khoảng thời gian đó sao chè sẽ bị ôi, khi pha chuyển nước đỏ, có mùi ôi.

Trên đây là quy trình sản xuất chè thái nguyên thủ công với sự tham gia trực tiếp của bàn tay con người. Với sự hỗ trợ của máy móc: Máy sao chè thùng quay, máy vò chè, phò. và nhiên liệu là củi khô.

Để có những sản phẩmtrà nõn tôm Tân cương thơm ngon thì quy trình sản xuất là quan trọng nhất quyết định đến hương và vị chè khi pha. Đòi hỏi người làm chè phải có kinh nghiệm, có đôi bàn tay khéo léo, và sự cảm nhận tinh tế . ở vùng chè đặc sản tân cương mỗi nghệ nhân sẽ có 1 sản phẩm trà nõn tôm mang thương hiệu của riêng họ, vì bí quyết sao thì không ai giống ai cả. Đó cũng là nguyên nhân khiến Trà Tân Cương phong phú về hương vị, đáp ứng nhu cầu thưởng trà của mọi thượng khách xa gần.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan