Trà Một Sản Vật Không Thể Đúc Khuôn

Trà Một Sản Vật Không Thể Đúc Khuôn.

Với trà Thái Nguyên rất khó để ra được vị đồng nhất 100% sau mỗi vụ. Tại sao vậy?

Trà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố để mới ra được thành phẩm.

  1. Yếu tố thời tiết.

Mỗi mùa cho ra một vị trà khác nhau, vụ xuân, vụ hè, vụ thu, vụ đông. Trong mỗi vụ lại có đợt trà đầu vụ và cuối vụ. Đều cho ra những vị trà có phần khác nhau.

Ngoài ra còn phụ thuộc vào thời tiết mưa, nắng nhiều hay ít. Mưa nhiều làm trà nhạt vị ít hương, Nắng nhiều làm trà bị chát đậm, đỏ nước…Bên cạnh đó còn phải kể đến thời tiết khắc nghiệt như mưa đá, sương muối.

  1. Thổ nhưỡng.

Điều này cực kỳ quan trọng, điều này trả lời tại sao cùng giống trà sao Thanh Hóa không trồng đc vựa trà nổi tiếng như Thái Nguyên. Tại sao Tân Cương lại cho ra sản vật trà ngon hơn tất thảy các vùng khác của Thái Nguyên. Ngay cả trên cùng đồi chè cũng vậy. Chè trên đồi khác chè chân đồi.

  1. Thu hái.

Việc thu hái tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng. Phải tuân thủ thu hái đúng quy chuẩn 1 tôm bao nhiêu lá của từng loại trà. Và được phép lẫn bao nhiêu phần trăm lá trà dưới…Lựa chọn thời điểm hái như thế nào. Buổi sáng từ 7-9h30, buổi chiều từ 15h-17h…, không thu hái trong những ngày mưa. Ngoài ra tùy từng ngày mùa cụ thể mà điều chỉnh giờ hái trà cho phù hợp.

  1. Vò chè.

Tưởng chừng như chỉ cho chè vào máy vò là xong, nhưng cũng yêu cầu những chú ý cần thiết. Vò nhiều cánh nhỏ, đẹp. Nhưng sẽ nát trà, tiết kiệm được công Xao chè.

  1. Xao chè.

Xao giữ bao nhiêu phần trăm nước. Xao trong bao nhiêu lâu, nhiệt độ bao nhiêu. Xao nhiệt độ cao thì sẽ nhanh cho ra thành phẩm, hương thơm. Nhưng không bền nước, bền hương.

Xao nhiệt độ phù hợp tính toán kỹ. cho ra hương thơm nhẹ, bền hương, bền nước.

  1. Kỹ thuật lấy hương.

Xao chè xong, sẽ được mang đi cất giữ. Khi nào cung ứng ra thị trường lúc đó chè mới được mang ra lấy hương. Công đoạn này mỗi người làm mỗi khác và đều có bí quyết riêng. Và cho ra thành phẩm khác nhau.

  1. Quy trình đóng gói.

Chè là phải kín hơi, có vậy mới giữ được hương trà và không bị ẩm mốc. tốt nhất nên chia thành các gói nhỏ hút chân không 100-200g một. dùng đến đâu bóc đến đó.

  1. Pha Trà.

Có được trà ngon rồi. thì cách pha trà lại rất đổi quan trọng. Nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm. pha thế nào cho ra được ấm trà ngon không phải ai cũng làm được và cũng không phải ai cũng biết mình đang pha trà sai cách. Để bật được những tinh túy của trà đòi hỏi người pha không những am hiểu mà còn tĩnh tâm có vậy mới có được ấm trà ngon. Mỗi mùa vụ, mỗi loại trà, mỗi bối cảnh, số lượng người uống, thời gian uống, hoàn cảnh uống, tâm trạng uống trà nữa. đều có những cách pha sao cho phù hợp. chứ không rập khuôn máy móc.

Đây là những khaí  quát mà do chính bản thân Tôi thực tế chiêm nghiệm. muốn chia sẻ cùng cả nhà. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của tất cả anh em trà hữu có thiện trí chia sẻ. uống trà là phải thoải mái. Việt nam có thưởng trà không có Đạo trà. Nên dùng trà sao cho tinh thần thư thái là đã thành công rồi.

Chúc cả nhà an nhiên bên tách trà .

Nguyễn Viết Duy

 

 

Tin Liên Quan